Khảo sát đa dạng sinh học

Tổ chức Indo-Myanmar Conservation đã và đang thực hiện các khảo sát thực địa để nghiên cứu đa dạng sinh học tại khu vực Indo-Myanmar (Đông Dương – Miến Điện). Các khảo sát ban đầu tập trung vào việc nghiên cứu và bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt (trọng tâm dự án của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á), nhưng trước nhu cầu cấp thiết để mở rộng hiểu biết về các loài động vật hoang dã tại khu vực Đông Nam Á, phạm vi nghiên cứu đã được mở rộng.

Ở Việt Nam, các loài thú lớn và chim thường được ưu tiên bảo tồn trong khi hoạt động nghiên cứu bảo tồn về các phân loài khác vẫn còn khá hạn chế. Chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu bảo tồn vào các loài ít được quan tâm.

  • Thú
  • Bẫy ảnh
  • Rùa cạn và rùa nước ngọt
  • Bò sát và ếch nhái

Đánh giá mối đe dọa đối với loài rùa hộp trán vàng miền Trung cực kỳ nguy cấp ở Vườn quốc gia Bạch Mã, miền Trung Việt Nam

Khảo sát thực địa bổ sung thêm dữ liệu về đa dạng sinh học của khu vực Đèo Cả, miền Trung Việt Nam

Mô tả nòng nọc của loài cóc mày Botsford đặc hữu và cực kỳ nguy cấp trên nóc nhà Đông Dương