Quốc gia hoạt động

Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) tập trung hoạt động tại khu vực Indo-Myanmar Conservation (Đông Dương – Miến Điện), nơi có đa dạng sinh học cao, bao gồm các nước Campuchia, Lào, Việt Nam, phần lớn Myanmar và Thái Lan và một phần nhỏ Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc.

Hiện, IMC đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam và đang phối hợp với các đối tác quốc tế nhằm mở rộng phạm vi hoạt động.

Việt Nam

Văn phòng hoạt động của IMC đóng tại Việt Nam – nơi được coi là quê hương của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP), chương trình tập trung vào công tác bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam. Năm 2015, ATP được xác nhập vào IMC. ATP đã hoạt động trên khắp lãnh thổ Việt Nam, cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo đến các trường, đại học và các cơ quan chức năng. Chương trình cũng hỗ trợ việc cứu hộ các cá thể rùa được cứu hộ từ nạn buôn bán động vật hoang dã, chăm sóc phục hổi và tái thả các cá thể này về môi trường tự nhiên và tiến hành hoạt động bảo tồn nội vi và ngoại vi cũng như nghiên cứu các loài rùa đặc hữu và nguy cấp nhất.

 

IMC cũng tiến hành các khảo sát đa dạng sinh học tại Việt Nam, ghi nhận những loài mới, cập nhật thông tin khoa học về các loài bản địa. Đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm của IMC cũng nghiên cứu về loài lưỡng cư đặc hữu và nguy cấp. IMC cũng phát triển dự án sinh kế tại những khu vực mà canh tác nông nghiệp và đô thị hóa nhanh đang tác động mạnh đến đa dạng sinh học

Lào

Năm 2019, IMC lần đầu tiên tổ chức khóa Đào tạo kỹ năng nghiên cứu thực địa các loài rùa cạn và rùa nước ngọt tại Lào. Trước đó, khóa đào tạo thường niên đã được tổ chức tại Việt Nam và nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Mục tiêu của khóa học nhằm xây dựng đội ngũ các nhà bảo tôn rùa tại Việt Nam và khu vực.

 

ATP/IMC cũng đã và đang tiến hành một số khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu ở Lào nhằm thu thập và xây dựng dữ liệu về các loài rùa bản địa tại Lào.

CAMPUCHIA

MYANMAR

IMC được thành lập vào năm 2008 với các hoạt động ban đầu tập trung tại Myanmar, một trong những đất nước có hệ đa dạng sinh học bậc nhất trong khu vực. Một dự án bảo tồn cộng đồng được thực hiện tại Rakhine Yoma Elephant Sanctuary (Khu Bảo tồn Voi Rakhine Yoma) nhằm đạt được sự thống nhất với người dân tộc Chin. Theo đó, sinh kế cho người dân sẽ được cải thiện và đảm bảo khi tham gia theo dõi các loài động vật tại địa phương như voi và loài rùa rừng Arakan thay vì các hoạt động săn bắt.

 

Một dự án khác tại Myanmar là xây dựng và nâng cao năng lực chuyên môn cho kiểm lâm viên, cộng đồng địa phương và sinh viên trong hoạt động giám sát và bảo vệ các loài quần thể rùa đặc hữu và cực kỳ nguy cấp sao Miến Điện, rùa rừng Arakan hoang dã và nhân nuôi.

 

Nhờ các nỗ lực của IMC, một khu bảo tồn cá tại hồ Indawgyi, bang Kachin đã được thành lập. IMC cũng phối hợp với người dân địa phương trong việc bảo vệ loài nai cà tông (Panolia eldii) tại Chatthin Wildlife Sanctuary (Trung tâm bảo tồn động vật Chatthin).