Đồng hành cùng Trung tâm cứu hộ Rùa Cúc Phương (TCC) vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện tại

Ngay lúc này, thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Mọi người trên toàn cầu đang bị cách ly xã hội theo một mức độ nào đó, chúng tôi hy vọng và cầu nguyện đại dịch coronavirus sẽ nhanh chóng qua đi với con số thương vong thấp nhất có thể. Tại Việt Nam, và tại Trung tâm cứu hộ Rùa Cúc Phương (TCC), chúng tôi cũng đang cố gắng xoay xở với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi các biện pháp cách ly xã hội của chính phủ đang được thực hiện nghiêm ngặt. Trung tâm đã ngừng đón khách du lịch trong vài tuần và chỉ mới được cho phép mở cửa trở lại tuy nhiên việc di chuyển động vật [cho công tác cứu hộ và tái thả] vẫn rất hạn chế.

Mặc dù Việt Nam đang thực hiện rất tốt công tác phòng chống sự lây lan của COVID-19, với chỉ có 288 ca nhiễm và không có ca tử vong (theo số liệu cập nhật tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2020).  Đội ngũ nhân viên nhiệt huyết vẫn đến trung tâm mỗi ngày để tiếp tục chăm sóc cho hơn 1000 cá thể rùa nguy cấp, tuy nhiên chúng tôi đang gặp khó khăn để có được những vật dụng và nhu yếu phẩm thiết yếu, chẳng hạn như vật liệu xây dựng và bảo trì trung tâm và một số thực phẩm cho rùa. Chúng tôi cũng lo ngại về ảnh hưởng lâu dài của đại dịch. Đặc biệt, nó có thể ảnh hướng nghiên trọng đến công tác tái thả rùa cạn và rùa nước ngọt và kế hoạch nhân giống bảo tồn trong năm nay và năm tới.

Đặc biệt, hiện chúng tôi có một vài nhóm cá thể đủ điều kiện để tái thả về với tự nhiên, đã trải qua sàng lọc sức khỏe (bao gồm xét nghiệm vi khuẩn Mycoplasma và vi rút Herpes) và sàng lọc di truyền. Hiện tại chúng tôi có gần 70 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum), 18 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti), 13 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) và 03 cá thể rùa rùa sa nhân (Cuora mouhotii) đang được chăm sóc tại khu vực chuyên biệt để chờ được tái thả, một số cá thể đang chờ việc xét xử các vụ án hình sự kết thúc, nhưng nhiều cá thể rùa có thể được tái thả ngay sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

Chúng tôi cũng có chương trình nhân giống thành công cho một số loài quan trọng, đặc biệt là loài rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) đặc hữu và cực kỳ nguy cấp. Sau khi nhân giống bảo tồn thành công một số lượng đáng kể loài này, chúng tôi đã có hơn 200 con non vào năm ngoái và năm nay chúng tôi có thể ấp thêm được 200 trứng nữa, nhưng để làm được điều này, chúng tôi cần tăng sức chứa ngắn hạn của trung tâm trong khi lên kế hoạch để tái thả một số cá thể trong năm nay tại một số địa điểm là khu vực phân bố trong quá khứ của loài, những khu vực này không phải là khu bảo tồn vì loài này hiện không được ghi nhận/tìm thấy tại bất khu vực bảo tồn nào.

Với khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ trong năm nay và năm sau hoặc có thể các năm tới, chúng tôi đang phải đối mặt với một số lựa chọn khó khăn. Chúng tôi có thể tiếp tục tiếp nhận các cá thể bị tịch thu trong những tháng tới? Chúng tôi có nên tiếp tục nhân giống những loài ưu tiên (loài nguy cấp và cực kỳ nguy cấp), hoặc chúng tôi có nên hủy một số trứng nếu không đủ không gian và nguồn lực để nuôi chúng một cách khoa học?

Chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch khẩn cấp cho các nhân viên nếu như đại dịch COVID-19 trở nên phức tạp và lan rộng tại Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà tài trợ và hy vọng rằng các kế hoạch nhân giống và tái thả có thể được tiến hành, tuy nhiên chúng tôi cũng cần thêm những nguồn tài trợ và hỗ trợ.

Nếu quý vị có thể hỗ trợ xin vui lòng tài trợ thông qua Paypal (support@asianturtleprogram.org) hoặc liên hệ info@asianturtleprogram.org để biết thêm thông tin chi tiết.

Thông cáo báo chí: Tim McCormack – ATP/IMC
Ngày: 13/05/2020

Tải tài liệu tiếng Anh

No comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *